Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ giúp phục hồi vùng kín sau sinh, mang lại vẻ thẩm mỹ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho chị em phụ nữ. Những năm gần đây, không ít các sản phụ tìm hiểu về “Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành” và đổ xô thực hiện ngay sau khi em bé ra đời.
1. Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Thời gian hồi phục trung bình của bệnh nhân là khoảng 2 – 3 tuần. Sau khoảng 4 – 6 tuần từ lúc khâu thì có thể quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, lời giải đáp cho “Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành” của mỗi người sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Kỹ thuật khâu: Khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu sẽ rút ngắn thời gian lành hơn so với chỉ thường.
- Cơ địa của mỗi người: Chị em có sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh sẽ lành nhanh hơn.
- Chăm sóc vết thương: Nếu chăm sóc đúng cách, tốc độ lành thường sẽ rút ngắn đáng kể.
Trên thực tế, mặc dù mất khoảng 14 – 21 ngày để hồi phục nhưng chỉ sau khoảng 1 tuần khâu thẩm mỹ, bạn đã cảm thấy thoải mái hơn khá nhiều.
2. Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau khi sinh?
Mặc dù trên lý thuyết, sau khi mổ lấy thai hoặc sinh thường, bác sĩ có thể thực hiện đồng thời cầm máu, làm lành vết thương và khâu thẩm mỹ vùng kín luôn. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích các chị em vừa mới sinh sốt sắng thực hiện luôn tiểu phẫu này. Các mẹ bầu được khuyến khích phải đợi ít nhất 6 tháng khi dạ con ổn định lại thì mới nên đi tân trang.
Vì bản chất, công cuộc sinh nở ảnh hưởng rất nhiều đến âm đạo của người phụ nữ. Cô bé thường bị kéo rộng ra nên khó có khả năng thu nhỏ như lúc chưa sinh, khiến chị em mất tự tin và ảnh hưởng đến sự hoà hợp trong đời sống giường chiếu sau này. Dẫu vậy, âm đạo có thể thu nhỏ tự nhiên sau sinh nên chị em không cần quá nóng lòng “lấy lại phong thái” sau cuộc “vượt cạn”.
Ngoài ra, ngoài thắc mắc về “khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành” thì tin chắc các chị, các mẹ cũng cần thêm rất nhiều thông tin hữu ích để ra quyết định thực hiện hay không. Dưới đây là một số ưu điểm của việc thực hiện tiểu phẫu:
- Xoá sẹo tầng sinh môn, tăng độ đàn hồi và se khít
- Nâng cao chức năng sinh lý cho nữ giới
- Hạn chế vi khuẩn tấn công
- Phục hồi cơ vòng toàn diện
Song song với đó, bạn cũng nên nắm được các nhược điểm của quá trình này như:
- Nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng
- Có thể sốc phản vệ với thuốc tê
- Da vùng kín khi giãn rộng có nhiều da thừa, rủi ro không cải thiện được tiểu Eva như mong muốn
- Phải kiêng khem nhiều, uống nhiều thuốc sau phẫu thuật
Tất nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải tình trạng vết rách tầng sinh môn sau sinh của bạn, tình trạng sức khoẻ,… Đặc biệt, bạn nên cân nhắc sự ảnh hưởng của cuộc giải phẫu đến khả năng tài chính, ảnh hưởng đến công việc, gia đình,…
3. Hướng dẫn chăm sóc sau khi tầng sinh môn
Như đã nhắc đến ở trên, thời gian lành thương của mỗi người mẹ sau mỗi cuộc phẫu thuật là khác nhau. Sau 1 -2 tuần thực hiện khâu thẩm mỹ, chắc chắn bạn vẫn cảm thấy đau, bất tiện sau khi sinh hoạt. Để tầng sinh môn tự lành, tiêu chỉ, mẹ có thể thực hiện theo các gợi ý sau:
3.1. Dùng thuốc giảm đau
Các mẹ sẽ được chọn có sử dụng thuốc giảm đau khi thực hiện thẩm mỹ không. Và đa số các chị em sẽ vào phòng mổ với thuốc giảm đau đã được tiêm sẵn. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng để hạn chế các vấn đề về sức khỏe.
3.2. Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm phù hợp
Sau khi được giải đáp về “ Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành?” thì điều các chị em quan tâm là phải làm gì để vết thương tiến triển tốt.
Một trong số những điều không thể bỏ qua và mẹ nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp để giảm áp lực lên vùng khâu. Vì thực tế, khi tầng sinh môn vừa bị can thiệp y tế, đa số các chị em sẽ không thể ngồi hoặc nằm ngửa vì dễ đè vào vết thương, gây bục chỉ khâu.
Đồng thời, các mẹ không nên cố ngồi sẽ cảm thấy đau, tức vết thương. Nếu có ngồi thì nên kê đệm hơi phía dưới để cảm thấy dễ chịu hơn.
3.3. Không quan hệ tình dục
Âm hộ cách vết khâu tầng sinh môn chỉ vài phân nên nếu âu yếm trong thời gian dưỡng bệnh thì dễ gây rách, đau rát và nhiễm trùng vết thương, viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, trong thời gian ngắn cha và mẹ bé không nên “gần gũi”.
3.4. Chăm sóc vết khâu cẩn thận
Thời gian “dưỡng bệnh” của mẹ bỉm sẽ ngắn hơn tương ứng với “khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành” nếu vết thương được chăm sóc đúng cách như sau:
- Không để vùng bị ảnh hưởng dính nước, đặc biệt sau khi tiểu tiện, đại tiện.
- Lau khô nhẹ nhàng theo chiều từ trước ra sau bằng khăn mềm, giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ.
- Không ngâm bồn tắm quá lâu.
- Tuyệt đối không tự ý thụt tháo để tránh nhiễm trùng
- Đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời
3.5. Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp
- Uống nhiều nước để đi ngoài dễ hơn, hạn chế táo bón
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh các thực phẩm cay nóng, kích thích.
Hơn nữa, sau khi thực hiện thủ thuật, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, chỉ hoạt động nhẹ nhàng. Các bác sĩ thẩm mỹ cũng khuyến khích mẹ nên tập các bài tập Kegel nhẹ nhàng để cải thiện độ dẻo dai của các cơ sàn chậu sau sinh và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Nếu duy trì thực hiện được các biện pháp trên, rất có thể ở trường hợp của mẹ khi được hỏi về “Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành?”, câu trả lời có thể là chưa tới 3 tuần.
4. Các câu hỏi liên quan
Ngoài các thắc mắc trên, có thể bạn cũng đang tìm hiểu thêm về chi phí và dấu hiệu lành vết thương sau khi thực hiện thủ thuật này. Để được giải đáp chi tiết, mời bạn theo dõi các câu trả lời dưới đây:
4.1. Dấu hiệu vết khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bị rách?
Bên cạnh chuyên tâm giữ gìn nhưng không may vết thương có thể không lành lặn như mong muốn. Để đề phòng trường hợp này xảy ra, các chị em nên chú ý các điều bất thường sau đây:
- Đau, lên mủ và có mùi hôi ở vết khâu
- Sốt, rét run và ớn lạnh khắp người
- Đau vùng chậu
- Đau đớn, nóng rát khi đi tiểu
- Không kiềm chế được khi mắc đại tiện
- Mất kiểm soát trung tiện
- Chảy máu nhiều hoặc ra các cục máu đông
Nếu phát hiện một trong số các biểu hiện kể trên, bạn nên đến ngay các Bệnh viện uy tín gần nhất để được thăm khám, phòng trừ các biến chứng nguy hiểm.
4.2. Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn hết bao nhiêu tiền?
Chi phí của cuộc phẫu thuật rơi vào khoảng 2 – 8 triệu đồng, theo như Amiespa còn phụ thuộc vào các điều kiện khách quan có thể thay đổi như:
- Chi phí khám lâm sàng, đánh giá tình trạng sức khoẻ và Eva trước khi thực hiện
- Phí dịch vụ khâu thẩm mỹ tầng sinh môn (tuỳ cơ sở, công nghệ, thời điểm)
- Tiền thuốc, tiền giường bệnh nội trú, có thể phát sinh thêm
- Chi phí tái khám định kỳ
Có thể nói, chỉ sau 3 – 4 tuần người mẹ sẽ trở lại sinh hoạt bình thường sau công cuộc hồi sinh cô bé. Đây là tiểu phẫu đơn giản, không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người mẹ nên ngoài thắc mắc về “Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn bao lâu thì lành?”,… thì mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện nếu có nhu cầu.
>> Xem thêm:
- Giữ dáng đẹp cùng thực đơn giảm cân đơn giản, ngon miệng
- Hướng dẫn cách tắm trắng bằng bột đậu đỏ tại nhà hiệu quả