Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, vú mướp có thể khiến phái đẹp tự ti, mặc cảm và trực tiếp gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Đây là một trong những điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra theo thời gian. Tuy nhiên, để giảm nhẹ gánh nặng về ngoại hình, chị em phải chủ động thay đổi thói quen, chế độ ăn uống và tăng cường đầu tư tập luyện.
1. Vú mướp là gì?
Vú mướp là cách gọi dân gian để chỉ tình trạng vòng 1 chảy xệ, mất đi độ đàn hồi và săn chắc. Bầu ngực lúc này sẽ có hình dạng giống quả mướp, không còn đầy đặn và căng tròn như trước.
Thông thường, bầu ngực “xuống cấp” sẽ nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường, xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ sau sinh và các chị em bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, ngoài yếu tố tuổi tác thì sự tác động từ lối sống thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, nhân tố di truyền,… cũng có thể khiến vòng một của chị em mất đi hình dáng vốn có.
2. Cách nhận biết vú mướp
Trên thực tế, không ít các phái đẹp không nhận ra tuyến vú của mình đang có xu hướng “mướp hoá” hoặc chỉ phát hiện khi ngực đã chảy xệ nặng. Để kịp thời phát hiện bản thân có đang mang “vú mướp” hay không, bạn có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây.
2.1. Căn cứ vào độ đàn hồi của ngực
Khi bạn ấn nhẹ vào ngực, nếu thấy ngực không nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu, hoặc có dấu hiệu nhăn nheo thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng ngực chảy xệ.
Đây là một trong các những triệu chứng điển hình của vú mướp. Khi ngực đang mất dần độ đàn hồi, chúng sẽ có xu hướng chùng nhão. Đặc biệt, khi không mặc áo ngực, bạn dễ thấy hai gò bồng đào của mình bị kéo xệ xuống phía dưới.
2.2. Dựa vào chiều dài của bầu ngực
Bạn có thể so sánh vị trí của đầu nhũ hoa với đường chân ngực. Nếu đầu nhũ hoa thấp hơn so với vị trí bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy ngực đã bị chảy xệ.
3. Các mức độ chảy xệ của vú mướp?
Ông bà ta hay nhắc đến “vú mướp” như thuật ngữ để mô tả vòng 1 đang bị sa xuống, trễ khỏi vị trí ban đầu. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về tuyến vú của người phụ nữ, dựa vào chiều dài của vòng 1 có thể chia thành các mức độ “xuống cấp” như sau:
- Cấp 1 – Đầu ngực chảy xuống 2 – 5 cm so với vị trí bình thường: Đây là mức độ chảy xệ nhẹ nhất, nếu kiên trì áp dụng các biện pháp làm đẹp tại nhà thì có thể cải thiện được.
- Cấp 2 – Bầu ngực sa xuống khoảng 5 – 10 cm so với vị trí ban đầu: Với cấp độ sa trễ trung bình này, bạn nên cân nhắc đến áp dụng các phương pháp y khoa để thăng hạng nhan sắc.
- Cấp 3 – Núm vú xệ xuống >10 cm và sát chân ngực: Ngực đã sa trễ nghiêm trọng, buộc phải can thiệp phẫu thuật nâng sa trễ, phục hồi lại dây chằng nâng đỡ.
4. Tại sao vòng 1 căng tròn lại biến thành vú mướp?
Có vô số lý do khiến ngực bạn bị chảy xệ, từ nhẹ đến nặng. Có thể kể đến các nhân tố cấu thành như tuổi tác, cơ địa, mức độ thay đổi cân nặng,… Dưới đây là nguyên nhân cụ thể, mời bạn tham khảo:
4.1. Người phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú
Đây là giai đoạn cơ thể các chị em có nhiều thay đổi như:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thai kỳ, cơ thể sản sinh nhiều hormone estrogen và progesterone để chuẩn bị cho quá trình nuôi con. Các hoạt chất này khiến các mô tuyến sữa phát triển, làm căng giãn da và dây chằng ở ngực.
- Tăng cân: Đa số các sản phụ đều tăng 10 – 20 kg trong thai kỳ cũng góp phần làm căng giãn da và mô ngực.
- Cho con bú: Nuôi con bằng sữa mẹ khiến tuyến sữa hoạt động tích cực, làm thay đổi kích thước và hình dạng của ngực. Sau khi cai sữa, tuyến sữa co lại, nhưng da và dây chằng có thể không kịp phục hồi, dẫn đến tình trạng chảy xệ.
Nếu mẹ mang thai và sinh nở càng nhiều lần thì sự ảnh hưởng này lên vòng 1 càng lớn. Tuy nhiên, phản bác lại nguyên nhân này, một số nghiên cứu lại cho rằng, sinh nở và cho con bú không khiến ngực của mẹ biến thành “vú mướp”.
4.2. Cơ địa và cấu tạo vòng ngực khác nhau
Điều này là nguyên nhân khách quan và quan trọng nhất. Về lý thuyết, cấu trúc của ngực bao gồm các mô mềm và mỡ. Vì mỗi người có cấu trúc mô liên kết khác nhau và loại trừ tuổi tác, các chị em sở hữu mô liên kết yếu hơn sẽ dễ bị chảy xệ hơn. Mặc dù hiếm nhưng cũng có trường hợp “vú mướp” bẩm sinh.
Thứ hai, những chị em có “bộ loa” lớn thường có xu hướng chảy xệ sớm hơn do trọng lực tác động mạnh hơn. Tất nhiên, dù tốc độ “biến hoá” chậm hơn nhưng các Eva “ngực lép” cũng sẽ bị sa trễ khi về già.
Điều khó lý giải nhất là yếu tố di truyền. Đôi khi, các quy định về gen trên bộ NST đã quyết định độ đàn hồi của da và khả năng chống lại sự chảy xệ của ngực.
4.3. Thói quen mặc áo ngực
Tưởng như không liên quan lắm đến vú mướp nhưng chuyện bạn mặc áo con hay không cũng quyết định bạn gặp “vú mướp” nhanh hay chậm. Không ít người cho rằng:
- Áo quá rộng: Không nâng đỡ được ngực, khiến ngực bị xệ xuống.
- Áo quá chật: Gây khó chịu, cản trở lưu thông máu và làm tổn thương mô ngực.
- Áo không vừa vặn: Không hỗ trợ đúng cách, khiến ngực bị xô lệch và dễ bị chảy xệ.
Đáp lại ý kiến này, lại có quan niệm cho rằng: Có áo ngực nâng đỡ, dây chằng sẽ giảm bớt áp lực và yếu dần nhanh hơn, thế là, “quả cam” biến thành “trái mướp” nhanh hơn.
4.4. Chế độ ăn uống không khoa học
Chúng ta nên cân nhắc kỹ hơn về mọi thực phẩm và bữa ăn trong ngày. Vì nó không chỉ quyết định sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến “niềm kiêu hãnh” của chị em. Các chuyên gia về hình thể cho biết, thiếu hụt các chất như collagen, elastin, vitamin E… làm giảm độ đàn hồi của da và mô liên kết ở ngực.
Ngoài ra, những cô nàng thích ăn mặn, hay ăn đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, uống rượu bia cũng có khả năng có “vú mướp” nhanh hơn đáng kể. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích cà phê thì nên hạn chế vì nồng độ caffeine trong máu cao (>300b/ ngày) sẽ cản trở quá trình tích tụ mô mỡ, đẩy vòng 1 của bạn “rơi khỏi vị trí an toàn”.
4.5. Tăng giảm cân đột ngột
Chắc hẳn không thiếu các chị, các mẹ vừa sinh con xong hoặc đang sở hữu thân hình “chưa ưng ý” muốn giảm cân cấp tốc để lấy lại tự tin. Tuy nhiên, nếu cân nặng thay đổi trong thời gian ngắn thì kích thước của tuyến vú cũng bị ảnh hưởng.
Điển hình như cô gái gầy yếu thì không có cặp ngực lớn. Nếu bạn tăng cân quá nhanh thì da sẽ bị kéo căng tức thời, làm giảm độ đàn hồi. Ngược lại, cân nặng sút đột ngột cũng không phải là hiện tượng khả quan. Bởi khi đó, mô mỡ biến mất trong khi lớp biểu bì chưa kịp điều chỉnh lại sẽ khiến da ngực bạn chùng nhão, nhăn nheo.
4.6. Ảnh hưởng từ quá trình lão hoá
Một trong những quy luật của tự nhiên là sinh lão bệnh tử, không ai có thể đẹp mãi. Thật vậy, năm tháng qua đi, khiến đôi gò bồng đào của người phụ nữ trở thành “vú mướp”. Dưới góc độ khoa học, tuổi tác tăng cao, đồng thời, các mô và tế bào trong cơ thể hoạt động kém dần, nội tiết tố cũng hao hụt.
Chính vì những nguyên nhân này, các chị em không thể tránh khỏi tình trạng ngực sa trễ, gương mặt xuất hiện nếp nhăn, tính cách thay đổi,…
4.7. Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố kể trên, có thể bạn chưa biết các thói quen sau đây cũng tích cực góp phần phá huỷ dáng ngực của bạn:
- Nằm ngủ sấp: Duy trì tư thế này trong thời gian dài sẽ khiến vòng 1 chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, dễ dẫn đến biến dạng. Đồng thời, tư thế này làm chậm quá trình lưu thông máu của ngực cũng dẫn đến sự xê dịch dây chằng, làm ngực xệ xuống
- Tắm nắng thường xuyên mà không bôi kem chống nắng: Dưới tác động của mặt trời, lượng collagen tự nhiên tại ngực cũng bị suy giảm, ngực mất đi độ đàn hồi.
>> Xem thêm:
- Giữ dáng đẹp cùng thực đơn giảm cân đơn giản, ngon miệng
- Ăn ức gà giảm cân – Thực phẩm vàng cho người giảm cân
5. Cải thiện vòng 1 bằng các bài tập phù hợp
Để có vòng 1 đẹp cần thực hiện các bài tập thể dục như sau:
5.1. Massage tập ngực
Massage giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường sản sinh collagen và elastin – hai thành phần quan trọng giúp da săn chắc. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng.
Bạn có thể áp dụng các bài tập massage quay tròn, dùng đầu ngón tay xoay tròn nhẹ nhàng bầu ngực. Hãy thêm một chút tinh dầu dừa, dầu oliu hoặc các loại kem dưỡng da trong quá trình mát xa để cải thiện ma sát và giúp bản thân có khoảng thời gian thư giãn sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
Lưu ý, bạn nên thực hiện massage đều đặn mỗi ngày, trước hoặc sau khi tắm.
5.2. Tập thể dục đều đặn
Các bài tập như chống đẩy, bơi lội, yoga giúp tăng cường cơ ngực, vai và lưng, từ đó nâng đỡ vòng 1 hiệu quả hơn. Gợi ý, hãy bắt đầu với các bài tập đơn giản ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút như:
- Chống đẩy: Tập trung vào cơ ngực và vai.
- Bơi lội: Giúp toàn thân săn chắc, đặc biệt là vùng ngực và vai.
- Yoga: Các tư thế như chó úp mặt, con bò giúp mở rộng ngực, tăng cường cơ hô hấp.
5.3. Các lưu ý chăm sóc ngực bên cạnh áp dụng chế độ tập luyện
Ngoài các biện pháp trên, muốn cải thiện “vú mướp”, bạn cần giữ xây dựng những thói quen tốt như
- Chọn áo ngực phù hợp: Bra quá rộng hoặc quá chật đều không tốt cho vòng 1. Nên chọn áo con vừa vặn, nâng đỡ tốt.
- Dưỡng ẩm cho da ngực: Sử dụng sản phẩm có thành phần tự nhiên để giữ ẩm cho da, tăng độ đàn hồi.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh và da đẹp.
6. Phẫu thuật treo sa trễ để không còn tình trạng vú mướp
Trong trường hợp tình trạng chảy xệ của vòng 1 khá nặng, bạn muốn phục hồi nhanh chóng và duy trì bộ ngực đẹp trong thời gian dài thì có thể tham khảo cách phẫu thuật tạo hình. Các bác sĩ sẽ thực hiện mổ rạch các ở bầu vú để bóc tách, xử lý các mô dư thừa sau đó cố định lại. Khi đó, vòng 1 của bạn sẽ được phục hồi trở nên gọn gàng, đẹp mắt và cân đối hơn. Nếu ngực của bạn khá lép thì có thể phối hợp treo sa trễ cũng đặt túi để bầu ngực thêm phần quyến rũ, tròn trịa.
Trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được gây mê nên không cảm thấy đau và sẽ mất khoảng 7 ngày để lành vết thương. Sau mổ 1 tháng, hình dáng vòng 1 của bạn sẽ bắt đầu thành hình, săn chắc và cân đối hơn.
Có thể nói, vú mướp ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến chị em phụ nữ mất tự tin. Tình trạng này thường khiến ngực mất đi vẻ đẹp căng tròn, đầy đặn và trở nên chảy xệ, nhăn nheo. Để cải thiện tình trạng này, Amiespa gợi ý cho bạn cách như tập luyện, massage, hoặc các phương pháp can thiệp y khoa như phẫu thuật.