Xăm mày là phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em ưa thích, đặc biệt người có phần lông mày thưa và nhạt màu. Để lông mày lên màu đẹp nhất, hạn chế kích ứng và nhiễm trùng, bạn cần biết cách chăm sóc. Vậy xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được?
1. Xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được?
Xăm chân mày cần kiêng cữ 7 – 10 ngày không rửa mặt, tránh dính nước khiến lông mày chậm kết vảy và phục hồi. Bạn đặc biệt hạn chế, không để lông mày tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất, kích thích khởi phát nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Thời gian đầu sau xăm, bạn ưu tiên dùng bông tẩy trang để vệ sinh mặt, tránh động đến chân mày. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bạn nên uống nước, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tái tạo tế bào da.
Trong khoảng một tuần đầu, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, gây phai mực. Kiêng trang điểm và tẩy trang trong vòng 1 tháng đầu, đảm bảo màu lông mày đạt trạng thái tốt nhất.
2. Vệ sinh lông mày sau khi xăm
Sau khi giải đáp xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được, bạn cần biết cách chăm sóc và vệ sinh, hỗ trợ quá trình đóng vảy diễn ra nhanh, lên màu đẹp. Lộ trình vệ sinh cơ bản như sau:
- Ba ngày đầu: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước lên vùng da xăm lông mày. Nên dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội, lau nhẹ 2 – 3 lần/ngày khu vực xăm.
- 4 – 7 ngày tiếp theo: Chị em có thể rửa mặt trở lại bằng nước ấm. Tuy nhiên thao tác nhẹ nhàng, lau bằng khăn mềm, không chà xát mạnh vùng xăm gây tổn thương.
- 7 ngày trở ra: Rửa mặt bình thường trở lại với sữa rửa mặt, ưu tiên sản phẩm đặc tính dịu nhẹ. Thao tác nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh khiến màu mực bị phai hoặc tổn thương vị trí xăm.
3. Sau xăm chân mày bao lâu thì được dùng sữa rửa mặt?
Xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được với sữa rửa mặt? Chị em nên đợi một tuần hoặc hơn một tuần sau xăm để sử dụng sữa rửa mặt an toàn. Nếu rửa mặt quá sớm, các hoạt chất trong sữa rửa mặt có thể kích ứng gây sưng viêm, nhiễm trùng.
Vùng da sau xăm chân mày thường nhạy cảm, đang trong thời gian phục hồi và tái tạo nên cần bảo vệ. Chuyên gia trong lĩnh vực chia sẻ, ít nhất 3 ngày đầu tiên bạn chỉ được sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sôi nguội để vệ sinh.
Mốc thời gian nêu trên chỉ mang tính tham khảo, bạn cần quan sát tình trạng vết xăm trước khi dùng sữa rửa mặt. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, thời gian phục hồi có thể chênh lệch nhất định.
4. Xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được? Lông mày bị dính nước xử lý thế nào?
Nếu vô tình bị dính nước, bạn hãy dùng bông tẩy trang thấm khô nhanh vết nước. Tiếp đến sử dụng nước muối sinh lý làm sạch vùng xăm mày, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên để tốt nhất, trong ít nhất 3 ngày đầu tiên sau xăm, bạn cần kiêng nước tuyệt đối. Nước có thể làm ẩm vùng lông mày, làm chậm quá trình bong vảy và phục hồi tự nhiên.
Chị em để chân mày mới xăm dính nước cũng làm tăng nguy cơ loang màu, không đều màu giữa các vị trí. Khi này màu mực chân mày chưa thực sự ổn định, bạn cần chú ý trong khâu vệ sinh.
5. Sau xăm chân mày cần kiêng cữ những gì?
Sau khi đã được giải đáp các vấn đề liên quan đến xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được. Chị em chắc hẳn thắc mắc thời gian này nên kiêng cữ những gì, hỗ trợ quá trình phục hồi và đạt hiệu quả thẩm mỹ trên gương mặt.
Về chế độ sinh hoạt:
- Trong 1 – 2 ngày đầu sau xăm, bạn có thể chườm mát vùng lông mày để giảm sưng tấy. Lưu ý không chườm quá lạnh, làm phản tác dụng.
- Bác sĩ da liễu, chuyên viên spa thường hướng dẫn khách hàng bôi thuốc mỡ sau xăm. Bạn nên tuân thủ liều lượng và tần suất bôi, cung cấp ẩm, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
- Không sử dụng những sản phẩm tẩy trang chứa cồn, sữa rửa mặt hương liệu mạnh trong 1 tháng đầu sau xăm mày, gây kích ứng và sưng tấy mất thẩm mỹ.
- Chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày, không nên rửa quá thường xuyên.
Về chế độ dinh dưỡng: Trong 1 tháng đầu sau xăm, chị em nên kiêng sử dụng thực phẩm gây thâm mày, sẹo lõm, sẹo lồi.
- Thịt gà, đồ nếp là những món ăn này có thể gây ngứa, đau nhức, thậm chí sưng mủ vị trí xăm.
- Hải sản, thịt bò, trứng gà, trứng vịt có hàm lượng protein cao, kích thích vùng tổn thương hình thành sẹo lồi.
- Đồ uống chứa cồn, chất kích thích tác động tiêu cực đến sức khoẻ, làm chậm quá trình lưu thông máu khiến vết thương lâu lành hơn.
Thay vì sử dụng những thực phẩm gây sẹo, thâm nêu trên, bạn có thể tăng khả năng phục hồi với nước, rau xanh, trái cây giàu vitamin C. Những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hình thành da non sau xăm lông mày.
6. Lưu ý vệ sinh lông mày sau khi xăm
Để vấn đề xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được sớm được giải quyết, lông mày nhanh chóng hồi phục, hạn chế kích ứng và lên màu đẹp nhất. Bạn cần lưu ý một số tips chăm sóc sau:
- Có thể rửa mặt trong ngày xăm lông mày tuy nhiên cần che chắn kỹ khu vực lông mày.
- Bảo vệ lông mày sau xăm bằng thuốc mỡ, các miếng dán bảo vệ khi tắm hoặc chăm sóc da.
- Sau xăm mày, chị em nên tạm ngừng các liệu trình sử dụng hoá chất khác như lột da, tẩy tế bào chất.
- Chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da, dịu nhẹ và lành tính, bảo vệ vùng xăm chân mày.
Xăm chân mày bao lâu thì rửa mặt được? Chị em phụ nữ sau xăm chân mày cần kiêng rửa mặt ít nhất 7 – 10 ngày. Amiespa khuyên bạn một vài ngày đầu tiên có thể sử dụng nước muối sinh lý, nước ấm nhẹ nhàng làm sạch và hạn chế nhiễm trùng ở khu vực xăm.